Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Kính cường lực và mặt dựng chân nhện Spider

Kính cường lực và mặt dựng chân nhện Spider

Tại các đô thị ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, các tòa nhà với vách kính mặt dựng đã trở nên khá quen thuộc. Chúng hiện lên sừng sững với vẻ tráng lệ và hiện đại, khoe khéo nội thất hoàn mỹ, tiện nghi. Mặc dù có nhiều phong cách thiết kế khác nhau nhưng mặt dựng Spider (hay còn gọi là chân nhện) vẫn chiếm được cảm tình của mọi người. Kính cường lực và mặt dựng chân nhện Spider, trong bài viết dưới đây, quangnamphatglass.com sẽ cùng các bạn khám phá thế mạnh của loại hình vách kính cường lực này!

Đôi nét giới thiệu

Tên đầy đủ của mặt dựng chân nhện là Spider Curtain Wall. Quy về bản chất, Spider Curtain Wall là hệ thống tường kính không cần khung nhôm cố định. Người ta sử dụng các chốt giữ kính để tạo thành các điểm liên kết. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hệ Spider với các hệ vách kính khung nhôm như Unitized hay Stick.

kinh-cuong-luc-va-mat-dung-chan-nhen-spinder

Những điểm cộng của hệ mặt dựng chân nhện

Như đã giới thiệu ở trên, bề mặt của vách kính Spider không có các thanh nhôm mà thuần là kính cường lực. Do đó, loại mặt dựng này mang trên mình nét đẹp thanh mảnh, tinh tế và nhẹ nhàng. Với lợi thế này, người ở bên trong tòa nhà có tầm nhìn cực đẹp. Chính vì vậy, tại các khu trung tâm giải trí thường lắp đặt vách kính Spider. Nó là điểm “hút khách” cho các quán coffee trên cao khi khách hàng vừa có thể thưởng thức đồ uống, vừa ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài.

kinh-cuong-luc-va-mat-dung-chan-nhen-spinder-1

Chính từ kết cấu, ta nhận ra một ưu điểm nữa của loại mặt dựng này là lấy sáng hoàn hảo, tạo không gian thoáng đãng, tận dụng tối đa diện tích của công trình. Từ đó hạn chế việc sử dụng các thiết bị chiếu sáng vào ban ngày.

Vấn đề tiếp theo mà độc giả quan tâm là mặt dựng kính Spider có an toàn không? Trước hết, về chất liệu, người ta lựa chọn loại kính cường lực. Các bạn đều biết loại kính này chịu lực gấp 4-5 lần kính thường, tính chất được bảo toàn trong khoảng dao động nhiệt lớn (do chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và lõi trên 200 độ C). Ngoài ra, kính cường lực còn có ứng suất bề mặt là 10000psi. Như vậy, kính cường lực có thể trụ vững trước các tác động của nắng gắt hay gió bão. Tuy nhiên, do mặt dựng Spider trông khá thanh mảnh do không dùng thanh nhôm nên khiến chúng ta cảm giác mỏng manh, dễ vỡ. Quang Nam Phát xin được phân tích sâu hơn về cấu tạo hệ Spider để các bạn có thể hiểu rõ tính an toàn của thiết kế. Các tấm kính cường lực được liên kết với nhau thông qua hệ thống các chân nhện. Chi tiết này được làm từ inox 304. Nó vừa đảm nhiệm sứ mệnh đỡ các tấm kính cường lực, vừa căn chỉnh độ cân bằng khi gá kính cường lực vào. Inox 304 có độ bền lý tưởng và được mệnh danh là thép không gỉ, xứng danh là vật liệu lý tưởng.

Qua đây, các bạn đã thấy được sự an toàn và kiên cố của hệ mặt dựng Spider. Lưu ý, tương tự như lắp đặt cửa kính cường lực, các tấm kính trong hệ Spider cần được cắt chính xác theo tính toán của đội ngũ kĩ sư.

Chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 161 Phạm Văn Đồng – Từ Liêm – Hà Nội.

Điện thoại: 097 726 85 20

0 nhận xét:

Đăng nhận xét