Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Khác biệt giữa vách kính cường lực và vách nhôm kính

Thế giới kiến trúc và cơ sở hạ tầng đang có sự thăng hoa mãnh liệt. Tiền đề cho sự chuyển biến này chính là sự ra đời của những chất liệu mới, những hạng mục ưu việt, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Hiện nay, rất nhiều người quan tâm đến hai hình thức thiết kế là vách kính cường lực và vách nhôm kính. Vậy giữa chúng có điểm gì giống và khác biệt? Hãy đồng hành cùng quangnamphatglass.com để đi tìm câu trả lời thỏa đáng nhất bạn nhé!

Những điểm tương đồng

Điểm chung đầu tiên mà chúng ta có thể nhìn thấy là cả vách kính cường lực lẫn vách nhôm kính đều có tác dụng phân chia không gian, ngăn giữa phòng này với phòng khách. Thêm vào đó, chúng đều có khả năng cách âm, cách nhiệt.


Do đều sử dụng chất liệu kính nên những hạng mục này giúp chúng ta tận dụng ánh sáng tự nhiên, đồng thời tạo ra tính cởi mở cho không gian. Điều này rất có ý nghĩa với những người gặp nhiều áp lực trong cuộc sống. Một môi trường thoáng đãng, có sự chan hòa với hơi thở tự nhiên sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực, giúp chúng ta cân bằng tâm lý, có động lực phấn đấu hơn nữa.

Những điều làm nên bản sắc riêng

Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét cấu tạo của từng hạng mục. Đúng như tên gọi, vách nhôm kính bao gồm 2 chất liệu cơ bản là nhôm và kính. Trong đó, kính có thể chia làm nhiều loại, bao gồm cả kính cường lực (ngoài ra còn phải kể đến kính thường, kính dán. Kiểu vách này có khung và hay được chia thành các ô để nâng cao độ vững chắc.

Về phần vách kính cường lực, nó thường không sử dụng khung, thay vào đó là kính nguyên tấm khổ lớn nên có sự sang trọng và lịch sự. Trong quá trình thi công, lắp đặt, người ta sẽ sử dụng các hệ phụ kiện để tạo nên kết cấu chuẩn, điển hình là kẹp kính, giằng chống rung. Nhìn chung, hình thức này khiến cho không gian liền mạch và rộng rãi hơn.


Một tiêu chí được rất nhiều người quan tâm chính là độ bền và tuổi thọ của hạng mục. Chúng tôi đã nhiều lần đề cập về những ưu điểm của chất liệu kính cường lực. Do được xử lý tôi nhiệt trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, sau đó được làm lạnh đột ngột bằng thiết bị công suất lớn nên kính cường lực vô cùng cứng cáp, có thể chịu được sức ép lớn cũng như dao động nhiệt độ lớn hơn 100 độ C. Chính vì vậy, độ bền của vách kính cường lực là điều không phải bàn cãi.

Đối với vách nhôm kính, nếu sử dụng kính cường lực cùng hệ nhôm cao cấp thì chất lượng sản phẩm cũng rất tuyệt vời (tất nhiên kỹ thuật lắp đặt phải chuẩn, kiểm soát kỹ lưỡng từng khâu tiến hành). Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng kính thường thì chắc chắn sức mạnh sẽ bị giảm đi đáng kể, không đảm bảo an toàn. Các bạn cần biết rằng kính thường khi vỡ có khả năng sát thương cực cao. Trong khi đó, kính cường lực lại vỡ thành dạng hạt tròn, không có cạnh sắc.

Tiếp theo, chúng ta cần xét đến khả năng ứng dụng của từng loại vách ngăn phòng. Nhìn chung, cả hai hạng mục đều mang tính ưu việt. Do đó, bạn có thể thấy sự xuất hiện của chúng tại nhiều khu vực khác nhau, từ các hộ gia đình cho đến khối văn phòng. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của vách nhôm kính hạn chế hơn. Chúng ta không thể lắp đặt hạng mục này cho những môi trường thiên về tính nghệ thuật. Nếu sử dụng nhôm hệ cao cấp như Xingfa tem đỏ hay Việt Pháp thì nó có thể được ứng dụng cho hệ thống cửa đi, mặt tiền của các tòa nhà cao ốc.

Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng vách kính cường lực lại có ứng dụng rộng lớn hơn rất nhiều. Các bạn có thể chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các hạng mục. Bên cạnh cửa ra vào, chúng ta còn phải kể đến vách kính văn phòng, vách kính mặt dựng (thay thế hệ thống tường bao cho các tòa nhà), vách tắm kính (hay còn gọi là cabin tắm), vách kính nghệ thuật…

Tuy nhiên, độ dày mỏng của kính sẽ quyết định đến việc nó có phù hợp với không gian sử dụng hay không. Đối với vách kính mặt dựng, các bạn không thể nào sử dụng loại kính dày 10mm được. Nguyên nhân vì sao? Hạng mục này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác nhân bên ngoài. Ví dụ như tia UV có trong ánh nắng mặt trời, gió bão. Nếu sử dụng loại kính quá mỏng thì sự an toàn cũng bị đe dọa. Do đó, người ta thường sử dụng kính cường lực dày 19mm để thi công vách mặt dựng.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau so sánh và phân tích để thấy được những điểm giống và khác nhau của vách kính cường lực và vách nhôm kính. Từ đó, các bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất, lựa chọn phương án thi công hợp lý. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt vách và cửa kính văn phòng, hãy liên hệ với quangnamphatglass.com theo thông tin dưới đây nhé!

QUANG NAM PHÁT

Địa chỉ: Số 161 Phạm Văn Đồng – Từ Liêm – Hà Nội.

Điện thoại: 097 726 85 20

Gmail: Quangnamphat86@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét